- 86 Đường Số 42, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
- info@ngocviettravel.com
- Hotline: 028.2216.6688 - 0908.816.779 - 0966.837.937
cẩm nang du lịch
MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NỔI BẬT TẠI VIỆT NAM
MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NỔI BẬT TẠI VIỆT NAM
1. LỄ HỘI ĐỀN HÙNG
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là một ngày lễ, mà còn là một hành trình trở về cội nguồn. Đền Hùng - nơi bắt nguồn của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội Đền Hùng được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của các vua Hùng. Đây là dịp để con cháu đất Việt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và ý nghĩa nhất của Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
2. HỘI GIÓNG
Hội Gióng - một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu nhất của Việt Nam, mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Lễ hội không chỉ là dịp tưởng nhớ một vị anh hùng mà còn là dịp để cộng đồng cùng nhau gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Hàng năm, vào ngày mùng 8 và 9 tháng 4 âm lịch, lễ hội Gióng lại được tổ chức long trọng tại đền Phù Đổng và các vùng lân cận, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hiện nay, khu vực Bắc bộ rất nhiều nơi thờ phụng Đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng, nhưng chính hội vẫn ở làng Phù Đổng thuộc Gia Lâm, Hà Nội nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi Thánh Gióng hóa thân.
3. LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Được xem như một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi bật và thu hút đông đảo du khách đặc biệt là trong dịp đầu năm mới.
Ngày khai hội bắt đầu từ ngày 6 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Hương khói nghi ngút, tiếng trống hội rộn ràng. Du khách đổ về đây không chỉ để dâng hương cầu bình an mà còn để hòa mình vào dòng người tưng bừng, tham gia các hoạt động văn hóa đặc sắc như chèo thuyền trên sông, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …
4. LỄ HỘI THÁP BÀ PONAGAR
Lễ hội diễn ra hằng năm từ ngày 20 – ngày 23 tháng 3 âm lịch tại di tích Tháp bà Ponagar – Nha Trang.
Lễ hội là một bảo tàng sống động, lưu giữ những giá trị văn hóa tinh túy của dân tộc. Những nghi lễ, điệu múa, trang phục truyền thống... không chỉ là những hình thức nghệ thuật độc đáo mà còn là những câu chuyện kể về lịch sử, về cuộc sống của người dân. Qua lễ hội, chúng ta như được sống lại những giá trị văn hóa truyền thống, cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Việt.
5. HỘI NGHINH ÔNG CẦN GIỜ
Vào ngày rằm tháng 8 hằng năm, không khí lễ hội Nghinh Ông bao trùm khắp huyện Cần Giờ. Người dân tấp nập đổ về đây để dâng hương, cầu nguyện. Tạo nên một không khí vừa trang nghiêm, vừa náo nhiệt.
Lễ hội Nghinh Ông, vốn là một nghi lễ truyền thống của ngư dân Cần Giờ, nay đã trở thành một sự kiện văn hóa thu hút đông đảo du khách. Vị trí địa lý thuận lợi gần thành phố Hồ Chí Minh đã giúp lễ hội lan tỏa rộng rãi, thu hút du khách trong và ngoài nước. Sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và không khí sôi động của du lịch hiện đại đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho lễ hội này.
Ngoài ra, lễ hội Nghinh Ông cũng được thực hiện tại các khu vực khác, trải dài từ Quảng Bình đến các tỉnh miền Nam, kể cả Phú Quốc.
6. LỄ HỘI CHÙA BÀ THIÊN HẬU
Được tổ chức vào rằm tháng giêng hằng năm, một trong những lễ hội có sức thu hút đông đảo tín đồ tham gia nhất, đây được xem như một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và có từ lâu đời của người Hoa tại Việt Nam.
Từ nửa đêm ngày 14, không khí lễ hội chùa Bà Thiên Hậu đã trở nên thật trang nghiêm. Ngôi chùa được trang hoàng lộng lẫy với hàng ngàn chiếc đèn lồng, cờ quạt. 12 chiếc lồng đèn khổng lồ tượng trưng cho 12 tháng trong năm được treo cao, soi sáng cả một góc trời. Sáng ngày 15, kiệu Bà được trang trọng rước đi giữa đoàn người quanh thành phố, tạo nên một không khí vừa linh thiêng, vừa náo nhiệt, cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.
7. LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ - NÚI SAM
Lễ hội Bà Chúa Xứ, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp tâm linh và những hoạt động văn hóa sôi động. Từ ngày 22 đến 27 tháng 4 âm lịch, hàng nghìn lượt du khách đổ về Châu Đốc để tham gia lễ hội. Bên cạnh các nghi lễ truyền thống như khai hội, rước kiệu, tắm Bà, du khách còn được thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng.
Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những lễ hội thú vị nhất Việt Nam !!!
Nhanh tay đăng ký tour tại Ngọc Việt Travel & Event để nhận tư vấn và cùng nhau khám phá nét văn hóa bản địa độc đáo này nhé.